Hướng dẫn tự làm ghế tập tạ chuẩn, đẹp và tiết kiệm chi phí
Thể hình hay còn gọi là tập tạ là một môn thể thao đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Đối với những người không có thời gian đến với phòng GYM mỗi ngày thì việc tập luyện ở nhà cũng là một sự lựa chọn rất tốt. Khi đó việc tự làm ghế tập tạ sẽ giúp tạo ra hứng thú và giúp tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.
Kích thước ghế tập tạ như thế nào?
Tự làm ghế tập tạ thoạt nhìn thì có vẻ đơn giản, tuy nhiên khi bắt tay vào làm bạn sẽ gặp một số khó khăn về kích thước và độ chắc của ghế. Để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc, việc đầu tiên cần làm chính là nắm được kích thước ghế tập tạ cơ bản, từ đó lựa chọn ra một thông số phù hợp với bản thân.
Kích thước của ghế tập tạ |
Thông thường khi tự làm ghế tập, mọi người thường hướng đến việc làm một chiếc ghế đa năng để tiết kiệm không gian và chi phí. Trong đó kích thước ghế tập tạ nằm là chủ yếu nên cần quan tâm đến đầu tiên.
Với những bài tập tạ giảm cân an toàn và hiệu quả của chúng tôi, bạn có thể giảm cân trong vòng 1 tuần.
Đối với chiều cao của người Việt Nam thì kích thước ghế tập tạ thông thường không nhỏ hơn 160 x 150 x 190 cm đối với chiều dài x rộng x cao. Việc này sẽ mang lại một tư thế thoải mái hơn khi tập, không bị gò bó khiến cơ thể dễ tổn thương.
Nếu bạn là người có chiều cao tốt thì có thể tham khảo một số kích thước ghế tập tạ nằm của những hãng nổi tiếng. Thông thường sẽ vào khoảng 180 x 150 x 190 cm (kích thước dài x rộng x cao).
Ngoài ra cần phải quan tâm đến chiều cao đặt tạ. Chiều cao này phải vừa tầm với của tay để có thể tạo ra sự dễ dàng khi nâng hoặc hạ tạ. Cũng nên có một chiều cao thấp hơn để đề phòng việc tập quá nặng không thể nâng thẳng lên được.
Thông số kỹ thuật ghế tập tạ
Không chỉ có kích thước ghế tập tạ, thông số kỹ thuật cũng là một điều cần quan tâm. Ghế tập tạ phải đảm bảo được đủ khả năng chịu lực để tránh gây hư hỏng. Đặc biệt trong khi đang tập mà máy xảy ra sự cố thì sẽ rất nguy hiểm.
Ghế tập tạ thường làm bằng thép góc hoặc thép tròn |
Vật dụng làm ghế tập tạ thường là các thanh thép hình (vuông hoặc tròn) để có thể đáp ứng khả năng chịu lực tốt nhất. Trong các hướng dẫn làm ghế tập tạ, các chuyên gia khuyên người làm nên dùng thanh thép hình tròn có đường kính 50mm và dày ít nhất 1.6mm đối với khối lượng tạ 30kg. Nếu có điều kiện thì nên đầu tư mua những thanh thép dày hơn.
Thực hiện cách hít thở khi tập tạ đúng cách sẽ giúp bạn không cảm thấy mệt mỏi và áp lực khi tập.
Đồng thời, bản vẽ ghế tập tạ cũng phải được thiết kế trước. Bản vẽ ghế tập tạ phải được tính toán khả năng chịu lực giúp cho ghế không bị mất tập trung khi tháo lắp tạ, luôn ở trong trạng thái cân bằng tốt nhất.
Cách tự làm ghế tập tạ
Sau khi đã biết được thông số kỹ thuật ghế tập tạ và có bản vẽ ghế tập tạ, chúng ta có thể tiến hành tự làm ghế tập tạ cho riêng mình.
Cần chuẩn bị một số ống thép tròn với kích thước tiêu chuẩn như trên, thép góc, 1 tấm ván gỗ, ốc vặn và thiết bị hàn.
Các bạn có thể tư vấn thông số kỹ thuật ghế tập tạ về kích thước để áp dụng cho mình để làm ra khung cho ghế. Lưu ý cần phải đảm bảo đường hàn thật vững chắc, nếu không có kỹ thuật hàn thì nên nhờ người có kinh nghiệm làm.
Sau khi đã có bộ khung vững chắc, dùng các lá thép góc để tạo ra điểm tựa cho thanh tạ. Lưu ý nên để các thanh song song với nhau từng hành một và vừa vớ tầm tay.
Việc cuối cùng là lắp ván gỗ vào để tạo thành bàn nằm. Nếu có điều kiện, các bạn nên đầu tư mua xốp đệm và một tấm da để lót, tạo ra bề mặt êm ái và đẹp mắt hơn cho chiếc ghế của mình.
Ghế tập tạ đa năng mà bạn có thể tham khảo |
Một số lời khuyên khi làm ghế tập tạ tại nhà
Cần phải nắm vững kích thước ghế tập tạ và có thời gian tiếp xúc với những phòng GYM được trang bị đầy đủ để có thể lựa chọn cho mình một thiết kế phù hợp. Lựa chọn chất liệu tốt và có kỹ thuật hàn, nếu không thì không nên làm vì sẽ rất tốn thời gian và tiền của.
Các bạn có thể mua các ghế tập tạ đa năng được bán sẵn, việc này có thể giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc. Đồng thời chất lượng của những sản phẩm này đã được chứng nhận nên sẽ an toàn hơn.
Nếu tự tin về khả năng của mình, bạn có thể dựa vào cách làm ghế tập tạ mà chúng tôi đưa ra và tham khảo thêm một số thiết kế khác để có thể tự làm ra chiếc ghế của riêng mình. Chúc bạn thành công và có những giờ phút tập luyện hiệu quả với chiếc ghế do chính tay mình làm ra.
Không có nhận xét nào