Cách làm trọng tài bóng chuyền với những điều luật cơ bản nhất
Trọng tài được xem là nhân tố quan trọng không thể thiếu trong bất kì một trận đấu bóng chuyền nào. Vậy trong bóng chuyền có những quy định như thế nào đối với trọng tài? Theo dõi bài viết sau đây để nắm rõ cách làm trọng tài bóng chuyền.
Cách làm trọng tài bóng chuyền thứ nhất
Có thể nói đây là người có quyền quyết định chính mọi sai phạm cũng như cách hành xử trên sân của mỗi thành viên trong các trận đấu. Có nhiệm vụ đem lại công bằng, cầm cân, nảy mực. Nhiệm vụ chính của trọng tài thứ nhất: mọi người trên sân thi đấu sẽ dựa trên hiệu tay chính thức của trọng tài bóng chuyền
Trước khi mỗi trận đấu diễn ra, trọng tài thứ nhất có nhiệm vụ phải kiểm tra toàn bộ sân thi đấu cũng như các vật dụng sẽ dùng đến trong thi đấu. Sau đó, các trọng tài khác cùng trọng tài chính sẽ tổ chức rút thăm chọn sân đấu hoặc là quyền được phát bóng cho hai đội.
Để chơi tốt được môn bóng chuyền bạn cần nên học tập bật cao trong bóng chuyền, vì bóng chuyền đòi hỏi kỹ thuật bật rất cao.
Trọng tài bóng chuyền thứ nhất được xem là trọng tài chính |
Trong trường hợp xảy ra nghi ngờ về sai phạm của cầu thủ thì trọng tài thứ nhất cũng không được thổi còi. Các hiệu lệnh đưa ra bắt buộc phải rõ ràng và, quyết đoán kịp thời.
Khi thi đang đấu, trọng tài thứ nhất có quyền mời đội trưởng của cả hai đội chọn lại sân hoặc chọn quyền phát bóng nếu như đang tỉ số hòa, hoặc sẽ là tuyên bố nghỉ 5 phút khi có sự thay đổi người. Sau đó, trọng tài thứ nhất sẽ thông báo kết quả rút thăm cho thư ký và trọng tài thứ hai, có sai phạm thì yêu cầu lập biên bản thi đấu bóng chuyền.
Những yêu cầu của trọng tài bóng chuyền thứ hai
Thông thường, sẽ có 2 trọng tài trong một trận đấu bóng chuyền để đảm bảo tính chính xác và công bằng cho kết quả của trận đấu. Trọng tài thứ hai ra hiệu tay trọng tài bóng chuyền và phụ giúp một số công việc cho trọng tài thứ nhất. Nhiệm vụ của trọng tài thứ hai:
- Trong mỗi trận đấu, trọng tài thứ hai có nhiệm vụ giám sát và kiểm tra, theo dõi mỗi thành viên của hai đội ở khu vực phía ngoài sân bóng chuyền. Đây là yêu cầu có thể nói là rất quan trọng đối với cách làm trọng tài bóng chuyền. Hiệu tay của trọng tài bóng chuyền thứ hai phải chính xác và họ phải là người nắm vững được vị trí của mình để phối hợp cùng trọng tài thứ nhất nắm chắc những gì đang diễn ra trên sân thi đấu.
- Ngoài ra, trọng tài thứ hai có nhiệm vụ phải lấy phiếu báo vị trí hiệp thi đấu tiếp theo từ các huấn luyện viên của mỗi đội sau khi các hiệp đấu đã kết thúc.
- Trọng tài thứ hai cũng phải chú ý theo dõi việc xin hội ý của mỗi đội cũng như việc xin thay đổi người của các huấn luyện viên.
Trọng tài bóng chuyền ra các kí hiệu để xử phạt mỗi đội |
- Kiểm tra, theo dõi thường xuyên công việc của các thư ký.
- Kiểm tra các cơ sở vật chất cũng như chất lượng của mặt sân, bóng.. trong cả quá trình khi trận đấu diễn ra và xử lý các ký hiệu trọng tài bóng chuyền.
- Sau khi kết thúc trận đấu, trọng tài thứ hai cũng cùng với trọng tài thứ nhất sẽ ký vào biên bản thi đấu.
Cùng chúng tôi khám phá lịch sử môn bóng chuyền ở Việt Nam và sự phát triển phổ biến của môn thể thao này nhé!
Cách làm trọng tài bóng chuyền của trọng tài biên
Cùng với trọng tài thứ nhất và trọng tài thứ hai, trọng tài biên cùng đọc lời tuyên thệ của trọng tài bóng chuyền trước mỗi trận đấu và có quyền xử lý mọi tranh chấp tại khu vực đường biên của sân thi đấu. Nhiệm vụ chính của trọng tài biên:
Trọng tài biên có nhiệm vụ chịu trách nhiệm theo sát tình hình khu vực đường biên dọc và đường biên ngang trên sân thi đấu. Nếu xuất hiện tình huống bóng chuyền chạm sân hoặc ra ngoài sân sẽ phát tín hiệu cho trọng tài thứ nhất.
Các trọng tài biên theo dõi tình hình khu vực đường biên dọc và đường biên ngang |
Trọng tài biên sử dụng các hiệu lệnh bằng tay của trọng tài bóng chuyền và ra hiệu mỗi khi phát hiện sai phạm của các vận động viên trên sân bóng, nhưng đồng thời cũng phải quan sát, theo dõi các tình huống bóng trên sân, trong sân, ngoài sân, phát hiện thành viên nào bóng chạm tay,… Khi phát hiện lỗi thì kí hiệu trọng tài bóng chuyền bằng việc sử dụng cờ để chỉ rõ lỗi của mỗi đội.
Với những thông tin trên mà bài viết cung cấp ở trên, chắc hẳn các bạn đã có thêm những kiến thức nhất định về cách làm trọng tài bóng chuyền cũng như vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi trọng tài trong một trận thi đấu bóng chuyền.
Không có nhận xét nào